Hồ sơ thị trường Philippines
  
Cập nhật:28/03/2016 4:59:56 CH

Philippines là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và dưới biển, có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crôm, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt.

Năm 2004, Chính phủ ước tính trữ lượng khoáng sản trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoáng sản khoảng 0,5 tỷ USD/năm.

Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp, GDP đầu người 500 USD (2011, xếp hạng 156 toàn cầu). dân số dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp chiếm 12.3% GDP. Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, cà phê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi. Trước đây, công nghiệp của Philippines chủ yếu là khai khoáng, gỗ và chế biến thực phẩm.

 Một số ngành mới nổi lên là điện tử và may mặc xuất khẩu. Philippines buôn bán chủ yếu với Mỹ, Nhật. Nhập khẩu chính của Philippines là: dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, lương thực, hoá chất .....

Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 54.4% GDP. Xuất khẩu lao động rất quan trọng, với trên 10 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD.

Từ 1946, với chiến lược "thay thế nhập khẩu", kinh tế Philippines bắt đầu phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao hơn Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sang thập kỷ 70, với chiến lược "hướng vào xuất khẩu", kinh tế Philippines đã có một số kết quả tích cực: GNP năm 1979 đạt 7,5% và bình quân đầu người đạt 590 USD. Từ 1983, kinh tế Philippines khủng hoảng. Đến 1986, được sự hỗ trợ tích cực của các nước tư bản lớn và các tổ chức tài chính quốc tế, kinh tế Philippines phục hồi.

 Năm 1996, GDP đạt 7,1%, dự trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD. Từ 1998 đến 2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và tình hình nội bộ Philippines bất ổn nền kinh tế Philippines suy giảm. Giá trị đồng peso giảm mức thấp nhất.

Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng trưởng 5 - 5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1 USD lên khoảng 50 Pêsô/1 USD. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP Philippines chỉ tăng 1.1%. Đến năm 2010 và 2011, kinh tế Philippines có dấu hiệu ph c hồi với mức tăng GDP lần lượt là 7.6% và 4.7%. Tuy nhiên, kinh tế Philippines còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế vùng nói riêng không hợp lý, quan hệ kinh tế đối ngoại chưa đa phương hoá, đa dạng hoá, nghèo đói, đặc biệt ở nông thôn chậm được giải quyết, bất ổn chính trị, an ninh, dân số tăng cao...

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Philippines ít bị ảnh hưởng hơn các quốc gia khác do ít tiếp xúc với chứng khoán quốc tế vốn đang khó khăn, ph thuộc ít vào xuất khẩu, sức tiêu dùng trong nước ổn định, kiều hối lớn từ 4-5 triệu người Philippines đang lao động ở nước ngoài. Dự trự quốc tế ở mức cao kỷ l c, hệ thống ngân hàng ổn định, thị trường chứng khoán tốt thứ hai ở Châu Á năm 2012. Tăng trưởng kinh tế Philippines trung bình 4,5% trong suốt thời kỳ Macapagal-Arroyo làm tổng thống, nhưng nghèo đói trở nên tồi tệ trong nhiệm kỳ của bà. Tăng trưởng kinh tế đã mạnh mẽ hơn dưới chính quyền của ông Aquino, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn quá cao. Thiếu việc làm là gần 20% và hơn 40% số người có việc làm không chính thức. Chính quyền của ông Aquino đã nỗ lực để tăng ngân sách cho giáo d c, y tế, giúp đỡ tài chính cho người nghèo và các chương trình chi tiêu xã hội khác, và nhờ khu vực tư nhân giúp các dự án cơ sở hạ tầng lớn theo chương trình hợp tác công-tư. Những thách thức dài hạn bao gồm cải cách quản trị và hệ thống tư pháp, xây dựng hạ tầng, cải thiện khả năng dự báo, và thuận lợi hóa kinh doanh, thu hút hơn nữa các khoản đầu tư trong và ngoài nước.

           Chi tiết hồ sơ thị trường Philippines vui lòng xem tại đây Upload/2016/AEC/H%E1%BB%92%20S%C6%A0%20TH%E1%BB%8A%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20PHILIPPIN.pdf 

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối  

Liên kết công vụ