Hồ sơ thị trường Thái Lan
  
Cập nhật:28/03/2016 4:59:56 CH

- Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới (trước vốn là nước nông nghiệp truyền thống). Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất và đến nay là Kế hoạch 9 (2002- 2006). Những năm 1970 Thái thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", AS EAN, Mỹ, Nhật, EC là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Ngành du lịch cũng đóng vai trò tích cực.

- Từ 1985 - 1996 kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao trung bình gần 9% một năm.

Nhưng đến năm 1996 tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 7/1997 làm cho kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng, Chính phủ buộc phải thả nổi đồng Bạt: Tỷ giá đồng bạt tháng 1/1998 là 56 Bạt = 1USD (trước là 25,3); mức tăng GDP năm 98 là -10,5%; nợ nước ngoài khoảng 87 tỷ USD; các ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng, tính đến tháng 3/1998 đã có tới 2,8 triệu người thất nghiệp, chiếm 8,8% lực lượng lao động.

- Kể từ năm 1998, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. tăng trưởng đạt 4,2-4,4% vào năm 2000, phần lớn dựa vào xuất khẩu (tăng 20% năm 2000). Năm 2001, mức tăng trưởng bị giảm xuống còn 2,2% do ảnh hưởng của sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu. Nhưng sau đó, kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra với một số dự án lớn. Từ 2002 - 2004, tăng trưởng đạt 5-7% một năm.

- Từ năm 2007, những bất ổn chính trị đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Thái Lan tuy nhiên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vấn vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2007 đạt 4,8%. Do bất ổn chính trị trong nước và ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế của Thái Lan năm 2008 chỉ đạt 3,6%. Năm 2009, xuất khẩu giảm mạnh, thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm 2.4%. Thời gian gần đây, kinh tế Thái Lan đã dần phục hồi. GDP năm 2010 lần lượt tăng 7.8%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế vẫn còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự ổn định chính trị trong nước. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giảm sút r rệt khi chỉ tăng 0.1% năm 2011. Năm 2012, Thái Lan đã phục hồi nền kinh tế, với GDP Thái Lan đạt hơn 646 tỷ USD, tăng trưởng đạt mức 5.6%.

Với nền cơ sở hạ tầng tốt, nền kinh tế tự do, chính sách ủng hộ đầu tư, các ngành công nghiệp xuất khẩu rất mạnh, Thái Lan có nền kinh tế tốt do có thế mạnh xuất khẩu về công nghiệp và nông nghiệp - chủ yếu là điện tử, hàng nông nghiệp, ô tô và phụ tùng, thực phẩm chế biến. Thái Lan thu hút khoảng 2.5 lao động nhập cư từ các nước láng giềng. Chính phủ Thái trong năm 2013 đã ban hành chính sách quy định tiền lương tối thiểu là 10 USD/ngày, và cải cách thuế để giảm thuế cho những người thu nhập trung bình. Nền kinh tế Thái đã vượt qua những cú sốc kinh tế trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Cuộc suy thoái toàn cầu đã cắt giảm nghiêm trọng xuất khẩu của Thái Lan. Cuối năm 2011, sự phục hồi kinh tế Thái Lan đã bị gián đoạn bởi lũ lụt lịch sử tại các khu công nghiệp ở Bangkok và 5 tỉnh xung quanh, làm tê liệt các ngành sản xuất. Chính phủ phủ đã phê duyệt các dự án để giảm thiểu lũ lụt trị giá 11.7 tỷ USD vào năm 2012 để phòng chống. Tăng trưởng của Thái Lan bị chậm lại vào 2013 và vẫn ở mức thấp kể từ khi đất nước đối mặt với bất ổn chính trị và đảo chính vào năm 2014. Chính phủ lâm thời đang đang đưa ra gói kích cầu ngắn hạn 11 tỷ USD và đã được phê chuẩn 80 tỷ USD để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Chi tiết hồ sơ thị trường Thái Lan vui lòng xem tại đây

Upload/2016/AEC/H%E1%BB%92%20S%C6%A0%20TH%E1%BB%8A%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20TH%C3%81I%20LAN.pdf

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối  

Liên kết công vụ