Xuất khẩu
Trong tháng 9/2016, do kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của một số mặt hàng như thủy sản, dăm gỗ, sản phẩm may mặc, bia,… giảm so với tháng trước nên KNXK hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 9/2016 giảm 5,72% so với tháng 8/2016, ước đạt 64,31 triệu USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016 KNXK ước đạt 512,54triệu USD, tăng 8,46% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 68,34% kế hoạch năm 2016; trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 208,50 triệu USD, tăng 4,42%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 304,04 triệu USD, tăng 11,41% so với cùng kỳ năm 2015.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như sản phẩm may mặc, xơ sợi dệt, thủy sản,… tiếp tục giữ nhịp độ trưởng khá và đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh, cụ thể:
- Sản phẩm may mặc ước đạt 327,48 triệu USD, tăng 10,40%, chiếm 63,89% tổng KNXK và đạt 70,88% kế hoạch.
- Xơ, sợi dệt ước đạt 84,0 triệu USD, tăng 14,68%, chiếm 16,39% tổng KNXK và đạt 63,64% kế hoạch
- Thủy sản ước đạt 33,77 triệu USD, tăng 24,99%, chiếm 5,13% tổng KNXK và đạt 66,74% kế hoạch.
- Bia Huda ước đạt 5,49 triệu USD, tăng 92,95%, chiếm 1,07% tổng KNXK và đạt 182,83% kế hoạch.
- Bao bì xi măng ước đạt 1,31 triệu USD, tăng 192,01%, chiếm 0,26% tổng KNXK và đạt 26,16% kế hoạch.
Trong khi đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như gỗ và sản phẩm gỗ, khoáng sản,… do nhu cầu thị trường thấp, giá giảm mạnh, cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của các nước khác nên KNXK giảm so với cùng kỳ năm 2015
- Gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 55,88 triệu USD, giảm 1,50%, chiếm 10,90% tổng KNXK và đạt 72,57% kế hoạch.
- Khoáng sản ước đạt 1,02 triệu USD, giảm 85,27%, chiếm 0,20% tổng KNXK và đạt 11,32% kế hoạch.
Thị trường xuất khẩu
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, bất ổn như hiện nay; tình hình xuất khẩu gặp khó khăn ở một số thị trường; cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của các nước khác; yêu cầu ngày càng khắt khe của các đối tác nhập khẩu,… nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất quan tâm và chú trọng đẩy mạnh công tác thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. Kết quả có thêm nhiều đối tác, thị trường xuất khẩu mới của các doanh nghiệp từ khu vực thị trường châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines,… đến khu vực thị trường châu Mỹ như Braxin, Chile, Ecuado, Colombia,...; ngoài ra, có nhiều khách hàng cũ trước đây đã quay trở lại đặt hàng.
Nhìn chung, KNXK sang nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2016 đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2015 như: EU tăng 71,18%; Trung Quốc tăng 28,85%; Hàn Quốc tăng 25,36%; Hoa Kỳ tăng 21,10%;các nước ASEAN tăng 12,64%; …
Tuy nhiên, bên cạnh đó KNXK sang một số thị trường giảm sút so với cùng kỳ năm 2015 do nhu cầu của thị trường thấp, giá cả giảm; ảnh hưởng của tình hình bất ổn chính trị ở một số nước cũng như các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Trong đó, KNXK sang Thỗ Nhĩ Kỳ giảm mạnh (giảm 23,58%), sang Nhật Bản giảm 12,25%, sang châu Phi giảm 63,61%,…
Nhập khẩu:
Trong tháng 9/2016, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) nhiều mặt hàng như nguyên liệu sản xuất bia, thạch cao, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô,… giảm nhưngdo nhập khẩu nguyên phụ liệu vật tư dệt may tăng cao so với tháng trước (tăng 8,05% và chiếm 64,93% tổng kim ngạch nhập khẩu, nên tổng KNNK trong tháng 9/2016 vẫn tăng 1,89% so với tháng trước, ước đạt 46,88 triệu USD. Lũy kếtổng KNNK hàng hóa 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 349,16 triệu USD, tăng 21,08% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 69,83% kế hoạch năm 2016; trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 152,51 triệu USD, tăng 19,84%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 196,65 triệu USD, tăng 22,05% so với cùng kỳ năm 2015.
Do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhập khẩu máy móc để xây dựng nhà xưởng vàtăng cường nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nên KNNK 9 tháng đầu năm 2016 tăng cao so với cùng kỳ năm 2015, trong đóKNNK hàng thủy sản ước đạt 5,05 triệu USD, tăng 2,28 lần; máy móc thiết bị phụ tùng khác ước đạt 73,16 triệu USD, tăng 5,73 lần; linh kiện và phụ tùng ô tô các loại ước đạt 7,17 triệu USD, tăng 2,80 lần; nguyên vật liệu dệt may ước đạt 233,08 triệu USD, giảm 6,37%; thạch cao ước đạt 5,41 triệu USD, giảm 28,58% so với cùng kỳ năm 2015,…Nhìn chung, cơ cấu hàng nhập khẩu của tỉnh vẫn không có nhiều thay đổi, chủ yếu phục vụ cho sản xuất.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp cũng đã tích cực đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tìm kiếm những thị trường nhập khẩu mới có chất lượng và giá cả phù hợp với các mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, trong 9 tháng đầu năm 2016 đã có thêm những thị trường nhập khẩu mới như Chan-nen islands, Áo, Dăm-bi-a, Nam Phi,…Tính chung, đến nay hàng hóa nhập khẩu của tỉnh đã có xuất xứ từ hơn 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó châu Á là thị trường nhập khẩu chính của các doanh nghiệp (chiếm 78,12% tổng KNNK, tăng 13,21% so với cùng kỳ năm 2016) với các mặt hàng từ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như nguyên vật liệu dệt may, linh kiện và phụ tùng ô tô, thạch cao, hàng thủy sản, sản phẩm hóa chất,… đến máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác,…trong đó, KNNK từ Trung Quốc và Hồng Kông tăng cao là do các doanh nghiệp: Công ty TNHH Baosteel Can Making, Công ty CP Sợi Phú Gia, Công ty TNHH Vitto Phú Lộc, Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Thịnh,… nhập khẩu máy móc thiết bị để mở rộng và lắp đặt nhà máy sản xuất. Ngoài ra, KNNK từ các khu vực thị trường khác cũng đều có mức tăng trưởng cao như châu Âu tăng 65,05%; châu Mỹ tăng 184,54%; châu Phi tăng 22,24%.