Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện đề án tái cơ cấu Ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
  
Cập nhật:25/04/2015 2:40:15 CH
Ngày 26/03/2015, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 265/KH-SCT về Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện đề án tái cơ cấu Ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Kế hoạch nhằm mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành công thương theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm chuyển dịch từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương của Chính phủ, đẩy mạnh tăng trưởng ngành công thương Thừa Thiên Huế theo chiều sâu nhằm hướng đến phát triển bền vững trên cơ sở công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Phấn đấu đến năm 2020

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 47.150 tỷ đồng, tăng 2,01 lần so năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 15 %/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 12,5%/năm.

- Tốc độ tăng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2016-2020 khoảng trên 17%-19%, đến năm 2020 đạt 77.212 tỷ đồng

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2016-2020 11%/năm; giá trị đạt khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2020.

- Phấn đấu tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 11%/năm, giá trị đạt khoảng 800 triệu USD vào năm 2020.

Giai đoạn 2021 - 2030

- Về công nghiệp:

Đảm bảo cung cấp dịch vụ, kết cấu hạ tầng phù hợp cho phát triển các ngành nghề,; hình thành các CCN chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước; phát triển các ngành nghề mới giúp tạo ra ngành mũi nhọn cho phát triển công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng có khả năng xuất khẩu. Phấn đấu giá trị mới tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 13,5 - 14%/năm; Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 tăng trưởng bình quân 15 - 16%/năm.

- Về thương mại:

Phát triển các loại hình thương mại và dịch vụ tiện ích, hiện đại, chất lượng cao; nâng cao chất lượng hoạt động thương mại và dịch vụ. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2030, giá trị tăng thêm của ngành thương mại tăng bình quân 11- 12%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 18-20%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11-13%/năm và kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 12%/năm.

II. Nội dung

  1. Tập trung thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định thị trường trên địa bàn.

a. Hoạt động quản lý thương mại:

- Phối hợp chặt chẽ với Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương nắm diễn biến thị trường trong nước và ngoài nước; theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình cung cầu, giá cả hàng hoá kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn giá những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng không để thiếu hàng, sốt giá trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh phát triển chợ nông thôn, Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu; phát triển doanh nghiệp kinh doanh thương mại và các hộ bán lẻ. Đề xuất các giải pháp phù hợp phát huy tốt vai trò của Hội và các Chi hội người tiêu dùng.

b. Hoạt động Quản lý thị trường

- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường hàng năm, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường; tập trung kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, ngăn chặn đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, xử phạt nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thương mại và thị trường.

- Phối hợp với với các đơn vị liên quan để có các biện pháp hiệu quả kiểm soát và bảo đảm giá thuốc chữa bệnh và giá sữa ở mức hợp lý, hạn chế tối đa tình trạng tăng giá bất hợp lý, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

- Thường xuyên kiểm tra giá cả thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu, thuộc diện bình ổn giá như: thuốc chữa bệnh, sữa, sắt thép, phân bón...ngăn chặn đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức.

c. Hoạt động XTTM

- Tổ chức tốt các hoạt động XTTM, ưu tiên cho các chương trình dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại; Tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ có uy tín trong nước và ở nước ngoài theo ngành hàng.

- Tăng cường công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật và phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, những thay đổi về chính sách; làm tốt công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm đối tác phát triển thị trường trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

d. Hoạt động khuyến công

Tổ chức đào tạo nghề giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển nguồn nhân lực; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho doanh nghiệp; hỗ trợ thực hiện các chương trình chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm; hướng dẫn xây dựng mô hình và tổ chức hội nghị trình diễn nhân rộng các mô hình sản xuất có công nghệ tiên tiến, hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghề và làng nghề phát triển sản xuất...

e. Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra.

Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;  nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ; kịp thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

2. Tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh gắn với đảm bảo môi trường.

- Chú trọng phát triển công nghiệp tập trung và sản xuất nghề và làng nghề. Đi sâu đi sát nắm bắt, tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục hậu quả của thiên tai giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất nghề, làng nghề phát triển ổn định; phát triển và mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu.

- Tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp, ưu tiên thu hút những dự án có quy mô vốn đầu tư và giá trị sản xuất công nghiệp lớn, đóng góp ngân sách nhà nước cao như: Cơ khí, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ, những dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm... Thu hút đầu tư, phát triển nghề, làng nghề, sử dụng nhiều lao động vào mạng lưới các Cụm công nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh thực hiện các dự án có quy mô đầu tư lớn và giá trị. Tập trung xử lý môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp theo quy hoạch.

- Tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển nghề mới, mở rộng phát triển đối với nghề giải quyết nhiều việc làm cho nhân dân...chú trọng phát triển nghề theo theo hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; rà soát làng nghề đã được công nhận, có biện pháp tháo gỡ, giúp những làng nghề hoạt động kém hiệu quả khôi phục và phát triển sản xuất...

3. Đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, hoạt động xuất khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chú trọng xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại; Xây dựng và hình thành hệ thống kinh doanh theo chuỗi như: chuỗi siêu thị, chuỗi Trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,...khuyến khích ưu tiên xây dựng chợ đầu mối, chợ nông thôn, theo hình thức BOT... Kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án thương mại dịch vụ đã đăng ký.

- Quan tâm phát triển thị trường nông thôn trong tỉnh; tiếp tục làm tốt cuộc vận động “ Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Đưa hàng về nông thôn phục vụ nông dân”...

- Chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, thuỷ hải sản...đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường xuất khẩu mới.

- Đẩy mạnh hoạt động Hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường công tác phổ biến chính sách pháp luật về công nghiệp và thương mại; phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các thị trường đã có FTA; lộ trình cắt giảm thuế quan...đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá, hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới.

4. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

+ Triển khai thực hiện tốt đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh TT Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê theo quyết định số 2853/QĐ-UBND, ngày 31/12/2014

          -Định hướng các DN công nghiệp đầu tư vào TT Huế theo đúng quy hoạch.

          -Hướng dẫn các danh mục ngành nghề ưu tiên, khuyến khích; ngành nghề hạn chế hoặc cấm đầu tư thuộc ngành công nghiệp;

          Tham mưu cho UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố Huế tạo điều kiện để bố trí cho nhà đầu tư xây dựng các nhà máy thuộc lĩnh vực: hóa chất, dệt nhuộm, thuộc da,…như sau:

          +Đối với các nhà máy thuộc lĩnh vực dệt nhuộm đầu tư vào KCN Phong Điền, Quảng Vinh, Phú Bài.

          +Các nhà máy dệt may được bố trí vào các KCN, CCN trên địa bàn nhằm tạo việc làm cho lao động  nông thôn , nhằm thực hiện chính sách “ly nông bất ly hương”,…

          +Các nhà máy công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao,…

          + Các nhà máy công nghiệp hóa chất, dược phẩm được bố trí vào KCN Phú Bài, Phong Điền và Thị xã Hương Thủy (nhà máy phân rác),…

+ Tiếp tục hoàn thiện đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh TTH đến năm 2020, định hướng đén năm 2030.

+Trên cơ sở các đề án quy hoạch đã được phê duyệt tạo điều kiện về cơ sở pháp lý để kêu gọi đầu tư và tạo quỹ đất để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất CN – TTCN ngành nghề nông thôn  theo đúng quy hoạch để phát triển bền vững.

+ Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2025 có xét đến 2035 nhằm đáp ứng nhu cầu điện trong các giai đoạn và kết cấu lưới điện phù hợp để giảm tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện.

6. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước

- Rà soát, chỉnh sửa bổ sung, phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện giảm thiểu văn bản không cần thiết, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận... trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

- Tăng cường đầu tư hạ tầng thông tin, tham gia tích cực, hiệu quả vào dự án thông tin điện tử tỉnh; sử dụng các hộp thư điện tử công vụ để cung cấp để trao đổi thông tin v.v.

III. Giải pháp

1. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển Công nghiệp-Thương mại, tiếp tục xây dựng và tổ chức triển khai các quy hoạch, các chương trình dự án phát triển công nghiệp – thương mại.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh cao, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao thuộc các nhóm hàng vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến sâu khoáng sản; công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm đồ uống; sản phẩm chất dẻo, điện tử; công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tin học phần mềm, công nghiệp dệt may,...

- Thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của tỉnh và thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Ban hành chính sách khuyến khích các tập đoàn quốc gia, các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm môi trường, cam kết về chuyển giao công nghệ và phát triển đội ngũ nhân lực kỹ năng cao.

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành kinh tế của Tỉnh, trong đó có các quy hoạch của ngành Công Thương. Tiếp tục xây dựng và tổ chức triển khai các quy hoạch phát triển công nghiệp – thương mại đã được phê duyệt. Tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại giai đoạn đến năm 2030.

- Quy hoạch và phát triển khu công nghiệp phụ trợ. Khuyến khích, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên phát triển thuộc các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy và công nghệ cao.

- Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu, đồng thời liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất.

2. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghiệp - thương mại, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng đất đai cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tập trung đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN (điện, đường, nước); đầu tư hệ thống xử lý nước thải; trước mắt tập trung đầu tư cho các KCN đã có hạ tầng (KCN Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền, La sơn) để thu hút đầu tư.

- Tập trung kêu gọi đầu tư vào các KCN, CCN đã có hạ tầng cơ bản để khai thác tối đa có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án có tính liên kết vùng (công nghiệp hỗ trợ, dệt may, công nghệ thông tin, điện – điện tử,...), các dự án hướng về xuất khẩu, các dự án có quy mô lớn nhằm tạo sự đột phá là hạt nhân tăng trưởng,các dự án tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và thân thiện môi trường

- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí để đầu tư, xây dựng chợ đầu mối; đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu A Đớt sớm đi vào hoạt động; hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại khu vực 2 cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân. Xây dựng các hoạt động xúc tiến đầu tư và xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân và xây dựng chính sách thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng Chân Mây.

- Xây dựng chính sách phát triển dịch vụ logistics, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại các cảng biển, đặc biệt cảng Chân Mây để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và là cảng trung chuyển hàng hóa quá cảnh Lào, Campuchia và miền Trung Thái Lan.

- Nghiên cứu hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, nhất là các khu công nghiệp chuyên ngành mũi nhọn, nhằm xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho từng chuyên ngành và hạn chế những ảnh hưởng về môi trường trong việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành.

3. Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước

- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến tinh, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, vật liệu mới, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tăng cường thu hút đầu tư hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu cho các ngành hàng dệt may, điện tử, đồ gỗ, cơ khí.

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh ở những mặt hàng chủ lực nâng cao khả năng cạnh tranh với chi phí thấp: tìm kiến nguồn vốn để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ các doanh nghiệp của Tỉnh xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường, xuất khẩu vào các thị trường còn nhiều tiềm năng.

- Phối hợp với các Thương vụ ở nước ngoài nhằm chủ động tìm kiếm, phát triển các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh lệ thuộc vào nhóm nhỏ các thị trường truyền thống để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra từ những biến động của các thị trường này.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu vùng xa; liên kết giữa địa phương với địa phương, các doanh nghiệp với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hoá giúp người sản xuất và doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất, bình ổn thị trường.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài nhất là trong việc cải cách thủ tục hành chính.

4. Phát triển ngành CN chủ lực; khôi phục và phát triển các ngành nghề TTCN truyền thống.

- Đối với ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm đồ uống: Nâng cao chất lượng hàng chế biến nông sản, thực phẩm ; đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng nước ngoài; giám sát chặt chẻ xuất xứ chất lượng nguồn thủy sản; tập trung phát triển các sản phẩm thủy sản có chất lượng cao với số lượng lớn cho xuất khẩu. Tỉnh có cơ chế đối với vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến

- Đối với ngành khai thác chế biến khoáng sản: Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng chế biến tinh, hạn chế xuất thô khoáng sản; Nghiên cứu các sản phẩm chế biến từ cát thạch anh có công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao

- Đối với ngành dệt may: hướng công nghệ tập trung vào nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần nguyên liệu ngoại nhập. Phát triển may thời trang, CN hỗ trợ ngành dệt may

- Đẩy mạnh công tác khuyến công để hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sơ chế biến nông sản, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp... nhằm phát triển ngành nghề và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường đào tạo lao động trong các ngành hàng như dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, điện tử, cơ khí, chế biến nông sản, nuôi trồng và chế biến thủy sản,…

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp – thương mại trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp – thương mại trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong việc đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chính sách phát triển công nghiệp và thương mại, theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường thông qua kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra việc công khai niêm yết giá; chống đầu cơ tích trữ, buôn lậu. Tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc hàng hoá, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu hiện vẫn chưa kiểm soát được tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam tiêu thụ trên thị trường nội địa, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ổn định thị trường xã hội.

      

HTNTHI
SCT-VP
 Bản in]
     

Liên kết công vụ