EU – Canada ký kết Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện
  
Cập nhật:23/12/2016 9:55:21 SA
Ngày 30/10/2016, Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện Canada – Liên minh Châu Âu (EU), gọi tắt là CETA (CETA - The Comprehensive Economic and Trade Agreement), đã được ký kết chính thức tại thủ đô Russels (Bỉ).

Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thương mại và tăng cường quan hệ kinh tế. Hiệp định Thương mại CETA sẽ thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu mới, loại bỏ thuế quan, cải thiện đáng kể quyền truy cập vào các lĩnh vực công, mở cửa thị trường dịch vụ của Canada và EU, cung cấp điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Với CETA, EU và Canada có những cam kết để đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là hỗ trợ lẫn nhau.

CETA sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các công ty châu Âu bằng cách loại bỏ 99% các dòng thuế, trong nhiều trường hợp ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Kể từ ngày đầu tiên thực hiện, Canada sẽ loại bỏ thuế trị giá 400 triệu EUR cho hàng hóa có xuất xứ từ EU và dự đoán con số này sẽ tăng lên đến hơn 500 triệu EUR/năm. Mở cửa thị trường sẽ giúp cho hàng hóa có giá thấp và người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Thương mại tự do không hạ thấp hoặc thay đổi các tiêu chuẩn của EU như bảo vệ sức khỏe người dân, quyền lợi người tiêu dùng, xã hội và môi trường. Nhập khẩu từ Canada sẽ vẫn phải đáp ứng tất cả các quy tắc sản phẩm của EU mà không có ngoại lệ nào. Điều này có nghĩa rằng CETA sẽ không thay đổi cách EU quy định về an toàn thực phẩm, bao gồm cả các sản phẩm biến đổi gen…

CETA là thỏa thuận ký kết xuyên Đại Tây Dương của EU trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Các công ty châu Âu sẽ có những thuận lợi mới, kể cả các dự án đầu tư đã được phê duyệt tại Canada trước hiệp định, cũng như sẽ có nhiều cơ hội để cung cấp dịch vụ như ngành hàng hải, vận chuyển container, vận chuyển hàng hóa trong lãnh thổ Canada… Các ngành dịch vụ khác như môi trường, viễn thông, tài chính, tiếp cận thị trường được đảm bảo ở cấp liên bang. Thỏa thuận CETA cung cấp một khuôn khổ phê duyệt và công nhận trình độ chuyên môn trong nghề nghiệp quy định như kiến trúc sư, kế toán viên và kỹ sư… Các tổ chức EU và Canada sẽ phải cùng nhau đưa ra chi tiết về tiêu chuẩn kỹ thuật và công nhận bằng cấp trên cơ sở khuôn khổ cho phép. Các nhà chức trách có thẩm quyền ở Canada và EU sẽ phê duyệt cho phù hợp trên cơ sở pháp luật mà các nhà chuyên môn hai bên đã thỏa thuận.

CETA sẽ tạo điều kiện cho nhân viên, chuyên gia di chuyển tạm thời giữa EU và Canada. Điều này sẽ giúp các công ty châu Âu điều hành hoạt động của họ ở Canada và ngược lại, thuận tiện hơn cho việc cung cấp dịch vụ pháp lý, kế toán, kiến trúc... Các công ty châu Âu sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường Canada và dễ dàng hơn cho các dịch vụ sau bán hàng, các doanh nghiệp EU gặp thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu thiết bị, máy móc, phần mềm và gửi các kỹ sư bảo trì, chuyên gia… nhằm cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng sau bán hàng.

Chính phủ Canada mở đấu thầu tạo cơ hội cho các công ty EU đầu tư cao hơn so với bất kỳ đối tác thương mại nào khác. Các công ty châu Âu có thể tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chỉ ở cấp liên bang mà còn cho các tỉnh và thành phố của Canada. Canada cũng đã nhất trí đẩy mạnh tính minh bạch bằng cách công bố và đấu thầu công khai trên một trang web duy nhất. Tiếp cận thông tin là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các công ty nhỏ trong việc tiếp cận thị trường quốc tế, vì vậy đây sẽ là một lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ ở châu Âu.

EU và Canada đã đồng ý chấp nhận tiêu chuẩn đo lường chất lượng của nhau trong các lĩnh vực như hàng điện tử, thiết bị điện tử, phát thanh, đồ chơi, máy móc, thiết bị đo lường... Điều này có nghĩa rằng trong những trường hợp nhất định, tổ chức kiểm định tại EU có thể kiểm tra sản phẩm của EU để xuất khẩu sang thị trường Canada theo quy tắc của Canada và ngược lại. Điều này sẽ tránh cho cả hai bên làm các thử nghiệm tương tự và có thể làm giảm đáng kể chi phí cho các công ty và người tiêu dùng. Việc này đặc biệt hữu ích cho các công ty nhỏ vì làm giảm giá tiền hai lần cho cùng một sản phẩm.

CETA bảo vệ các khoản đầu tư trong khi vẫn giữ các quyền của chính phủ để điều tiết lợi ích công, kể cả khi các quy định đó ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Các hình thức truyền thống giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước tồn tại trong nhiều hiệp định thương mại đàm phán bởi các nước thành viên (được gọi là ISDS) nay được thay thế bằng hệ thống Tòa án đầu tư mới (ICS). Đây là một hệ thống cải cách bảo hộ đầu tư không dựa trên các tòa án đặc biệt mà là các thẩm phán chuyên nghiệp và độc lập của EU và Canada bổ nhiệm, các tổ chức với tiêu chuẩn đạo đức cao nhất thông qua quy định nghiêm ngặt, minh bạch, kể cả bằng cách mở phiên điều trần và xuất bản tài liệu. Trường hợp các quy định đầu tư bị thu hẹp, khả năng này sẽ không có bảo vệ, không có một thực thể nào có thể thay đổi điều luật. ICS là một tính năng mới của hiệp định thương mại. Trước mắt ICS sẽ ra khỏi phạm vi áp dụng tạm thời CETA, nghĩa là chỉ được thực hiện một khi tất cả các nước thành viên kết luận thủ tục phê chuẩn quốc gia. Trong thời gian đó, Ủy ban sẽ làm việc với Canada để xây dựng thêm một số thông số của hệ thống mới, như việc lựa chọn thẩm phán, tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hệ thống mới và cơ chế kháng cáo theo quy định mới.

CETA sẽ tạo ra những cơ hội mới cho nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm, trong khi vẫn bảo vệ và cân bằng sản phẩm nhất định. Canada đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của châu Âu như pho mát, rượu vang và rượu mạnh, trái cây, rau quả, sản phẩm chế biến và chỉ dẫn địa lý. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Canada phải đáp ứng các quy tắc và quy định của EU. CETA cũng là một bước tiến quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cộng đồng kinh doanh, sản phẩm nông nghiệp nông thôn sẽ được hưởng lợi từ Canada khi đồng ý bảo vệ 143 sản phẩm đặc biệt từ các khu vực địa lý cụ thể trong EU. Các sản phẩm sẽ được bảo vệ trong CETA là những thực phẩm và đồ uống xuất khẩu của EU như pho mát Roquefort, giấm Balsamic Modena và phô mai Gouda Hà Lan. Sản phẩm châu Âu sẽ được bảo vệ tránh bị sao chép ở Canada.

CETA sẽ tạo sự bình đẳng hơn giữa Canada và EU trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Quyền tác giả sẽ được tăng cường bảo vệ bằng các quy tắc, bảo vệ các công nghệ và quản lý quyền kỹ thuật số, cải thiện hệ thống sở hữu trí tuệ của Canada và bằng sáng chế cho các sản phẩm dược phẩm EU. Canada cũng nhất trí tăng cường các biện pháp biên giới của mình chống lại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa xâm phạm bản quyền và giả mạo chỉ dẫn địa lý.

EU và Canada khẳng định cam kết để phát triển bền vững về thương mại và đầu tư. CETA hợp nhất nghĩa vụ của EU và Canada với các quy tắc quốc tế về quyền của người lao động và bảo vệ môi trường (không phát sinh chi phí)… CETA cũng thiết lập một quy trình giải quyết tranh chấp, bao gồm tham vấn chính phủ và một quy định chung cho các nhà kinh tế của hai bên.

Những gì Canada và Liên minh châu Âu ký kết ở CETA như hệ thống Tòa án đầu tư, các dịch vụ công, lao động và bảo vệ môi trường… hai bên phải điều chỉnh cho phù hợp theo quy định. Sau khi ký kết, Nghị viện châu Âu phải đưa ra sự đồng ý của mình về CETA để có hiệu lực tạm thời một khi thỏa thuận đã được sự chấp thuận của các nước thành viên trong Hội đồng và Nghị viện châu Âu sẽ cho phép các doanh nghiệp châu Âu và người tiêu dùng áp dụng những lợi ích của thỏa thuận, ngay cả đối với những khu vực thuộc EU độc quyền hoặc chia sẻ thẩm quyền./.

BVHA
Tổng hợp
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Liên kết công vụ