KẾ HOẠCH Chuyển đổi số của Sở Công Thương năm 2023
  
Ngày 30/12/2022, Sở Công Thương ban hành kế hoạch số 2720/KH-SCT về Chuyển đổi số của Sở Công Thương năm 2023

Theo đó, nhằm phát triển Chuyển đổi số, Sở Công Thương đề ra các mục tiêu năm 2023 gồm 100% giải pháp nâng cao nhận thức số theo kế hoạch được triển khai; 100% các văn bản đảm bảo thể chế số liên quan đến lĩnh vực công thương được ban hành; 100% mạng, máy tính trong cơ quan được triển khai theo quy định của tỉnh; Tối thiểu 1 tháng có 5 tin bài về chuyển đổi số cập nhật trên Trang Thông tin điện tử Sở Công Thương. Xây dựng bản tin Chuyển đổi số ngành Công Thương lồng ghép vào các bản tin Hội nhập kinh tế của Sở; 100% cán bộ công chức, viên chức có sử dụng điện thoại thông minh; 100% công chức, viên chức cơ quan sử dụng hạ tầng điện toán đám mây của tỉnh theo kế hoạch; 100 % công chức, viên chức tham gia các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng số theo kế hoạch của Sở Thông tin và Truyền thông; và các sở ngành chức năng liên quan; 100% máy tính trong cơ quan được cài đặt giải pháp phòng, chống virus tập trung của tỉnh; 100% các hệ thống thông tin được đánh giá cấp độ an toàn thông tin và triển khai theo giải pháp dùng chung của tỉnh; 30%-50% dữ liệu chuyên ngành Công Thương được số hóa trên nền tảng số hóa dùng chung của tỉnh; Triển khai vận hành các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số theo định hướng của tỉnh; 100 % dịch vụ công mức độ 4 (toàn trình) được công bố; 100 % hồ sơ trực tuyến phát sinh đối với các thủ tục một phần và toàn trình; 100% xử lý thủ tục trực tuyến được thực hiện trên môi trường mạng; Triển khai cuộc họp trực tuyến trong năm theo các chương trình, kế hoạch về hội nghị, tập huấn được triển khai; 100 % công chức, viên chức cài đặt Hue-S và sử dụng ví điện tử Hue S; 100 % công chức, viên chức được hỗ trợ tạo lập tài khoản định danh điện tử; 100% công chức viên chức được kích hoạt tài khoản thanh toán số, sử dụng ví điện tử để thanh toán; Và một số mục tiêu khác phát triển dịch vụ đô thị thông minh và thực tiễn của các ngành, địa phương.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN bao gồm:

Hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến xây dựng Chính quyền số

- Trang bị cơ sở hạ tầng thông tin đầy đủ, cán bộ CCVC được trang bị máy tính cấu hình cao có cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền; nâng cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng với tốc độ nhanh; các thiết bị màn hình, camera giám sát, hệ thống chống sét, tường lửa, máy scan đều đáp ứng đủ tại cơ quan. Rà soát, quy hoạch mạng nội bộ, hoàn thành kế hoạch chuyển đổi địa chỉ Ipv4 sang Ipv6 nhằm phục vụ công tác quản lý vận hành mạng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo về CNTT, chính quyền điện tử và chuyển đổi số khi có sự thay đổi nhằm đảm bảo điều hành, chỉ đạo triển khai hiệu quả hoạt động chuyển đổi số tại cơ quan.

- Ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt văn bản Trung ương và của tỉnh về chính sách và thành quả ứng dụng, phát triển CNTT và Chuyển đổi số.

- Ban hành sửa đổi bổ sung Quyết định về quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của Sở Công Thương; kiểm tra, đánh giá, rà soát các lỗ hổng bảo mật, thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm ATTT.

- Trang Thông tin điện tử sở đảm bảo tính minh bạch, cung cấp đầy đủ các kênh thông tin theo quy định. Cập nhật kịp thời, công khai minh bạch thông tin lĩnh vực ngành, Cải cách hành chính nhằm phục vụ nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

- Hỗ trợ vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình giao dịch trực tuyến về Thủ tục hành chính.

- Khai thác ứng dụng triệt để, hiệu quả phần mềm quản lý hồ sơ công việc và điều hành tác nghiệp. Toàn bộ văn bản đến và văn bản đi được số hóa và quản lý trong hệ thống; Văn bản được xử lý theo luồng văn bản đến và đi, đúng quy trình từ lãnh đạo đến chuyên viên và áp dụng chữ ký số theo quy định.

- Cán bộ CCVC thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc, tuân thủ các văn bản chỉ đạo, quy định sử dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng.

- Ban hành quy định và xây dựng phòng họp số tại cơ quan trên cơ sở căn cứ văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, bao gồm phần mềm họp thông minh và các cuộc họp trực tuyến do UBND tỉnh chủ trì. Sử dụng hệ thống dùng chung của Sở Thông tin và Truyền thông đối với các cuộc họp do Sở chủ trì để tiết kiệm kinh phí. 

 Phát triển nền tảng chuyển đổi số

- Chuyển đổi nhận thức, quan điểm thực hiện phương châm “4 không 1 có” (Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và luôn có câu hỏi thông tin, dữ liệu được tiếp cận đã được số hóa chưa?) đồng bộ từ cấp lãnh đạo đến chuyên viên, là điều kiện trong nhiệm vụ chuyển đổi số.

- Xác định vai trò quan trọng của Lãnh đạo Sở trong quá trình triển khai Chuyển đổi số thành công của Sở.

- Tất cả cán bộ CCVC sở tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, kiến thức cơ bản, các khóa chuyên sâu và nâng cao kiến thức về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Sở trong chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số.

- Cán bộ CCVC được cấp phát 100% chữ ký số và bắt buộc sử dụng vào quá trình xử lý, dự thảo văn bản nhằm xác thực định danh văn bản điện tử, hướng đến mục tiêu làm việc không giấy tờ.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng trong hoạt động của cơ quan; các quy định phân quyền truy cập dữ liệu ở các phần mềm khác nhau. Thực hiện các quy định đảm bảo an toàn đối với hệ thống mạng LAN, mạng CPNET, internet của Sở; Cử cán bộ, công chức, viên chức Sở tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin.

- Xây dựng chuyên mục Chuyển đổi số trên Trang Thông tin điện tử Sở. Lồng ghép tuyên truyền phổ biến kiến thức, mô hình về chuyển đổi số, kinh tế số trên Báo chí và Đài truyền hình theo kế hoạch.

- Xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Công Thương.

- Triển khai số hóa dữ liệu chuyên ngành, bao gồm số hóa dữ liệu thương mại (Ưu tiên các loại hồ sơ cấp phép trung tâm thương mại siêu thị, chợ; các nhà phân phối/doanh nghiệp thương mại; các số liệu về thương mại nội địa, xuất nhập khẩu); số hóa dữ liệu lĩnh vực công nghiệp như vật liệu nổ công nghiệp, an toàn thực phẩm; lĩnh vực quản lý năng lượng, Cụm công nghiệp, Hóa chất, Sản xuất rượu, Khuyến công ( gồm các loại hồ sơ thẩm định, giấy phép).

  - Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để xây dựng và tổ chức triển khai đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để quản lý, cập nhật và khai thác hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực Ngành Công Thương.

Phát triển kinh tế số

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp hội thảo, hội nghị chuyên đề về Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận xu thế và nhu cầu cần thiết chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay.

- Phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng trong nền kinh tế số nhằm tăng cường kiến thức, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.

- Phối hợp các đơn vị ban ngành liên quan tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại điện tử; tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành hàng để tạo thêm các chuỗi liên kết mới.

- Phối hợp sở ban ngành, các đơn vị điện lực có liên quan triển khai quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu tiết kiệm năng lượng và phát triển các phương án khai thác năng lượng tái tạo trong một đô thị thông minh.

- Triển khai áp dụng Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, chú trọng các lĩnh vực liên quan ngành về thương mại thông minh và năng lượng thông minh.

Phát triển xã hội số

- Khuyến khích 100% cán bộ CCVC Sở có điện thoại thông minh để triển khai cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp.

- Đảm bảo tất cả các phản ánh hiện trường, góp ý của người dân có liên quan đến lĩnh vực Ngành đều được xử lý theo đúng quy định.

- Trang thông tin điện tử Sở đảm bảo hoạt động ổn định về kỹ thuật; an toàn, an ninh mạng, công khai thông tin minh bạc thông tin liên quan đến hoạt động ngành, dịch vụ công phục vụ nhu cầu thông tin kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) Sở, cán bộ thực hiện nhiệm vụ CNTT tại các đơn vị trực thuộc nâng cao kỹ năng về CNTT và kiến thức Khung chương trình chuyển đổi số của tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn do Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan chức năng liên quan tổ chức.

 - Nâng cao kiến thức, kỹ năng về nội dung chuyển đổi số trong toàn thể cán bộ công chức viên chức Sở. 

HTNTHI
SCT-TTr
 Bản in]

Liên kết công vụ