Hồ sơ thị trường Bruney
  
Cập nhật:28/03/2016 4:59:56 CH

          Trước năm 1929, Brunei còn rất lạc hậu, nghèo nàn, kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn cao su nhỏ bé với sản lượng thấp. Từ năm 1929, việc phát hiện ra dầu mỏ và khí đốt đã đem lại sự giàu có cho đất nước này. Khai thác dầu ngoài khơi bắt đầu từ 1963 và đến nay chiếm phần lớn sản lượng dầu của Brunei. Hiện nay dầu hoả và khí đốt chiếm 80% tổng thu nhập trong nước và 90% thu nhập v xuất khẩu nhưng chỉ sử dụng 3% lực lượng lao động. Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia. Brunei còn là nước sản xuất khí đốt hóa lỏng lớn thứ tư thế giới.

Brunei có nền kinh tế nhỏ nhưng khá thịnh vượng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Brunei cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng (đứng sau Singapore) và thế giới thứ ba nói chung (31,000 đô-la M ở thời điểm 2008; Brunei đạt 49,000 USD/người năm 2011 và đứng thứ 8 trên thế giới). Trong năm 2009, GDP của Brunei chỉ có -1.8%; tuy nhiên đến năm 2010 và 2011 Brunei đã đạt mức tăng trưởng GDP lần lượt 2.55% và 2.97%. Với nguồn thu nhập rất lớn từ xuất khẩu dầu khí và dân số rất ít, Chính phủ Brunei có điều kiện thực hiện một số chính sách phúc lợi xã hội cao như công dân không phải đóng thuế thu nhập; giáo dục, chữa bệnh, ma chay không mất tiền; cấp học bổng cho học sinh giỏi được đi học ở nước ngoài; cho nhân dân vay tiền với lãi suất thấp để kinh doanh, sản xuất hay mua nhà ở với giá rẻ. Tuy nhiên, thiếu lao động do dân số ít, thị trường nội địa quá nhỏ bé, khu vực tư nhân yếu kém, phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu khí đã gây áp lực lớn tới sự phát triển bền vững của Brunei.

Trong kế hoạch 5 năm (2007-2012), Brunei đặt ưu tiên và đầu tư rất lớn cho giáo dục, dành hơn 800 triệu USD cho các dự án giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Brunei cũng đang nỗ lực trở thành một trung tâm tài chính quốc tế và bước đầu thu được kết quả nhất định (được chọn làm trụ sở Ban Thư ký BIMP - EAGA, khu vực phát triển Đông ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaisia và Philippines).

Chính phủ cung cấp các dịch vụ vụ y tế và giáo dục miễn phí đến bậc đại học, trợ cấp gạo và nhà ở cho tất cả người dân. Brunei thành lập cơ quan tiền tệ mới vào tháng 1/2011 với trách nhiệm bao gồm chính sách về tiền tệ, theo dõi các tổ chức tài chính, và các hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Bruney đạt ở mức rất thấp, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều năm 1999 đạt 500,000 USD; năm 2000 đạt trên 2 triệu USD, năm 2005 đặt 4.5 triệu USD. Đến năm 2012, kim ngạch buôn bán hai chiều  giữa Việt nam và Brunei đã đạt trên 627.4 triệu USD. Năm 2013, kim ngạch buôn bán hai bên chỉ đạt hơn 624.4 triệu USD. Năm 2014 sụt giảm mạnh xuống còn 167 triệu USD.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối  

Liên kết công vụ